Bài 1 - Chức năng đặc biệt của Alpaca Finance - Bán khống luôn có lãi
Last updated
Last updated
Bản dịch do CryptoGo cung cấp.
Xin chào các alpaca trẻ tuổi và chào mừng các bạn đến với Học viện Alpaca. Tại đây, các alpaca cao cấp của chúng tôi sẽ dạy bạn về các khái niệm DeFi, đặc biệt là các khái niệm áp dụng cho Alpaca Finance. Do đó, hôm nay sẽ là bài học đầu tiên trong số một loạt bài học giúp bạn đạt được lợi nhuận cao nhất có thể bằng cách sử dụng giao thức của chúng tôi, đồng thời tùy chỉnh các vị thế của bạn theo những cách mà bạn không thể làm ở bất kỳ nơi nào khác.
Có thể hơi dông dài nhưng chúng tôi hứa nó sẽ rất xứng đáng. Chúng ta sẽ điểm qua các nguyên tắc chính không chỉ giúp ích cho người mới bắt đầu mà còn tăng thêm giá trị cho các chuyên gia tài chính tiên tiến.
Bạn thấy đấy, bây giờ chúng tôi đã khởi chạy khai thác thanh khoản bằng đòn bẩy, chúng tôi có thể bắt đầu chia sẻ với bạn một số điều mà chúng tôi đã lên chiến lược từ lâu, bắt đầu với những cách nâng cao để sử dụng giao thức đơn giản nhưng mạnh mẽ của chúng tôi.
Tóm lại, bạn có thể tạo các chiến lược để tùy chỉnh mức độ mạo hiểm của tài sản mình thông qua các phương pháp đơn giản (ví dụ như bán khống và bảo hiểm rủi ro) và Alpaca Finance là nền tảng duy nhất trong DeFi nơi bạn có thể thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau - trong khi vẫn kiếm được lợi nhuận!
"Long" là phương pháp tiếp cận phổ biến của các nhà giao dịch mới bắt đầu. Họ nắm giữ một tài sản, thu lợi nếu giá tăng và mất vốn nếu giá giảm. Đối lập với điều đó, là Bán khống - Short.
Bán khống là hành vi bán tài sản trước khi có được chúng, với mục đích kiếm lời khi giá giảm. Về bản chất, khi bạn tin rằng giá của một tài sản sẽ giảm xuống, bạn sẽ vay một ít và bán nó, với dự tính mua lại tài sản đó để hoàn trả khoản vay sau khi giá giảm, khi nó đã trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là “mua thấp và bán cao” mà bạn sẽ nhắm tới với các giao dịch thông thường, ngoại trừ lần này thực hiện theo thứ tự ngược lại, nhưng lợi nhuận vẫn tương đương.
(Tìm hiểu thêm về bán khống: https://www.investopedia.com/terms/s/shortselling.asp)
Bán khống khá là phổ biến giữa các nhà giao dịch và nhà đầu cơ. Tuy nhiên, trong DeFi, và tiền điện tử nói chung, các tùy chọn để bán khống bị hạn chế và đắt đỏ.
Bạn có thể tạo một vị thế bán khống tại một sàn giao dịch phái sinh, nhưng cứ mỗi giây bạn giữ khoản bán khống đó và giá của tài sản đó không giảm về giá mục tiêu của bạn, bạn đang mất tiền, phải trả phí cho người cho vay để vay tài sản bạn muốn bán khống.
Với Alpaca, khi bạn vay từ chúng tôi, bạn không những không bị mất tiền do lãi suất vay, mà bạn còn thu được lợi nhuận! Tại sao? Bởi vì bạn đang sử dụng tài sản vay mượn để tham gia khai thác! Nơi mà lợi tức hầu như luôn luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất đi vay!
Trên thực tế, khi bạn vay một tài sản với chúng tôi để khai thác bằng đòn bẩy ở bất kỳ mức đòn bẩy nào trên 2 lần, bạn đang bán khống tài sản đã vay.
Đây là cách nó hoạt động. Khi bạn mở một vị thế đòn bẩy, bạn đang vay một tài sản từ giao thức mà bạn sẽ phải trả lại khi bạn đóng vị thế (tức là BNB/BUSD/ETH). Bởi vì LP pool của chúng tôi cân bằng các tài sản được ghép cặp (ví dụ: ETH-BNB hoặc BNB-BUSD) theo tỷ lệ 50:50, khi bạn chọn mức đòn bẩy trên 2 lần, bạn đang vay một tài sản nhiều hơn mức bạn có thể đặt vào vị trí LP. Điều này xảy ra bất kể tài sản nào hoặc kết hợp tài sản nào bạn thêm làm tài sản chính.
Trong trường hợp đó, giao thức sẽ cần chuyển đổi một phần tài sản đi vay đó thành tài sản được ghép nối khác để tạo token LP với tỷ lệ 50:50, bất kể bạn gửi tiền vào đâu. Dưới đây là một ví dụ đơn giản.
(Lưu ý: Giá trong các ví dụ sau là giá tài sản tại thời điểm viết bài và có thể không giống với giá hiện tại.)
Bạn muốn tham gia farm ETH-BNB nên bạn thêm 1 BNB tiền gốc.
Bạn chọn đòn bẩy 3x để được vay 2 BNB.
Bạn hiện đang nắm giữ 3 BNB, nhưng để tạo vị thế LP của bạn, giao thức cần chuyển đổi 50% trong số đó thành ETH. Do đó, giao thức bán 1,5 BNB (.5 * 3 BNB), chuyển đổi nó thành ETH. Bạn hiện có 1.5 BNB và ETH trị giá 1.5 BNB, và có thể tạo vị thế LP của mình theo tỷ lệ 50:50.
Một thời gian sau, khi bạn đóng vị thế của mình, mặc dù bạn chỉ nắm giữ 1.5 BNB, nhưng bạn vẫn nợ giao thức 2 BNB. Do đó, giao thức sẽ mua hộ 0.5 BNB bằng ETH của bạn, giúp bạn có đủ 2 BNB để trả lại khoản mượn từ giao thức.
Để tóm tắt lại, bạn bắt đầu bằng cách bán một số BNB đã vay khi bạn mở vị thế, và sau đó bạn phải mua lại chính số lượng BNB đó khi bạn đóng vị thế. Bán rồi mua… Nghe có quen không?
Chính xác! Đó là Bán khống!
Nếu giá BNB giảm sau khi bạn mở vị thế (khi bạn bán BNB), điều đó có nghĩa là bạn đã mua lại BNB với giá rẻ hơn, hay còn gọi là bán cao và mua thấp. Nói cách khác, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ lần bán khống này!
Và lượng BNB bạn bán khống bằng với lượng BNB bạn phải mua lại ở bước 4: 0.5 BNB.
Để củng cố thông tin này, chúng ta hãy xem lại cùng một ví dụ nhưng chi tiết hơn; sự khác biệt duy nhất là thêm ETH thay vì BNB làm tài sản chính, cho thấy điều đó không tạo ra sự khác biệt nào trong kết quả khi bạn sử dụng đòn bẩy cao hơn 2 lần.
Bạn muốn khai thác bằng đòn bẩy pool ETH-BNB nên đã mở một vị thế và nạp 0.166 ETH trị giá gần tương đương 1 BNB.
Mức đòn bẩy bạn muốn là gấp 3 lần.
Khi bạn nhấp vào Approve và mở vị thế, giao thức sẽ cho bạn vay 2 BNB (“Assets Borrowed” ở cuối hình trên), gấp đôi giá trị lượng ETH của bạn. Theo cách này, tổng vị thế của bạn là gấp 3 lần số tiền bạn gửi (1 đơn vị (tiền gốc ETH) + 2 đơn vị (gấp 2 lần số tiền gốc ETH bằng BNB) = 3 đơn vị, hay còn gọi là 3x. Đây là ý nghĩa của mức đòn bẩy)
Để chuyển đổi các token của bạn thành token LP để tham gia khai thác tại pool ETH-BNB, chúng cần được thêm vào theo tỷ lệ 50:50. Do đó, vì bạn có nhiều BNB hơn ETH, giao thức sẽ bán một phần BNB đã vay để đạt được điều đó. Như trong ví dụ rút gọn trước, vị thế của bạn có giá trị tổng cộng là 3 token BNB, trong đó là 1.5 token BNB và lượng token ETH đồng giá trị với 1.5 BNB. Hiện tại, vì bạn nắm giữ 2 BNB, giao thức sẽ bán 0.5 BNB cho bạn để đạt được tỷ lệ đồng đều (Đây là phần bán khi bạn mở bán khống).
Tại thời điểm đó, giao thức sẽ tạo token LP của bạn và thêm chúng vào pool. Xin chúc mừng, bạn hiện đang khai thác bằng đòn bẩy và bạn có một vị thế bán khống đối với BNB đã được bán để đổi lấy tài sản còn lại trong cặp LP (trong trường hợp này là ETH), với lượng bán khống là 0.5 BNB.
Bây giờ, hãy kiểm tra các chi tiết về vị thế của bạn, hầu hết các thông tin này bạn sẽ có thể tìm thấy ở phần Your Positions trên trang Farm.
Như đã nêu trước đây, bạn có tổng giá trị vị thế là ~ 3 BNB.
Giá trị Nợ là ~ 2 BNB, là giá trị của số tiền bạn đã vay.
Giá trị Vốn là 1 BNB, là giá trị của ETH bạn đã ký quỹ.
APY hiện tại là APY ròng mà vị thế khai thác bằng đòn bẩy của bạn kiếm được sau khi trừ đi lãi vay.
Tỷ lệ Nợ là số nợ bạn có so với vốn . Trong ví dụ này, vì bạn đã vay gấp đôi vốn của mình, tỷ lệ nợ của bạn là 2/3 hoặc ~ 66.7%
Hệ số thanh lý (hiện được đổi tên thành Ngưỡng Thanh lý) là mức mà Tỷ lệ Nợ phải chạm đến để có thể thanh lý vị thế của bạn
Mức đệm An toàn là khoản không gian an toàn bạn có trước khi bị thanh lý. Được tính bằng Ngưỡng Thanh lý của bạn trừ đi Tỷ lệ Nợ
Bây giờ, hãy cùng kiểm tra tài sản của bạn đối với ETH và BNB (nói cách khác, với những tài sản này thì bạn đang thiên về phe Long hay Short).
Vị thế của bạn được tạo thành từ một nửa ETH và một nửa BNB. Do đó, chúng tôi có thể lấy Giá trị Vị thế của bạn bất kỳ lúc nào để hiểu giá trị của các nửa đó. Ở đây, vì Giá trị Vị thế của bạn là ~ 3 BNB, bạn đang nắm giữ 1.5 BNB và ETH trị giá tương đương 1.5 BNB (~ 0.249 ETH)
Đối với phần 0.166 ETH đó của vị thế thì bạn đang ở phe Long bởi vì không giống như BNB, bạn sẽ không phải trả lại bất kỳ ETH nào. Do đó, biến động giá của ETH ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị vốn của bạn. Trên thực tế, loại tiếp xúc lâu dài này là những gì bạn có khi bạn tham gia khai thác ở bất kỳ nơi nào khác mà không có đòn bẩy, và như với tất cả các vị thế Long khác, khi giá trị của ETH tăng lên, ETH của bạn tăng giá trị và bạn thu được lợi nhuận. Khi giá trị của ETH giảm xuống, bạn sẽ mất tiền. Khi bạn đóng vị thế của mình, bạn sẽ nhận được giá trị của ETH tại thời điểm đóng. Nếu giá ETH khi bạn đóng cao hơn giá ETH khi bạn mở vị thế, bạn đã kiếm được lợi nhuận từ vị thế Long ETH này.
Ở nửa còn lại của vị thế LP, bạn đang nắm giữ 1.5 BNB. Tuy nhiên, bạn không có vị thế Long 1.5 BNB, bởi vì bạn có khoản nợ 2 BNB. Hãy nhớ rằng khi bạn mở vị thế của mình, bạn đã vay 2 BNB và khi bạn đóng vị thế, bạn sẽ phải trả lại số tiền đó. Tuy nhiên, bạn chỉ đang nắm giữ 1.5 BNB, vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với vị thế BNB của bạn? Như chúng tôi đã đề cập trước đây, điều đó có nghĩa là bạn đang Short BNB!
1.5 BNB đó không phải một vị thế Long vì bạn sẽ phải trả lại bằng BNB, bất kể giá BNB tăng hay giảm. Vị thế 1.5 BNB đó của bạn là trung tính. Tuy nhiên, 0.5 BNB mà bạn nợ lại là một câu chuyện khác. Khi bạn mượn nó và giao thức chuyển đổi nó thành ETH để bạn có thể tạo vị thế LP của mình với tỷ lệ bằng nhau, bạn đã bán 0.5 BNB và sẽ phải mua lại để trả lại khi bạn đóng vị thế. Do đó, trong khi vị thế của bạn đang mở, bạn đang bán khống 0.5 BNB. Do đó, biến động giá của BNB ảnh hưởng đến bạn theo cách ngược lại với cách giá ETH ảnh hưởng đến ETH của bạn trong thời gian dài. Nếu giá BNB khi bạn đóng cao hơn giá BNB khi bạn mở vị thế, bạn sẽ mất tiền. Đó là bởi vì trong bán khống, bạn đang đặt cược giá sẽ giảm! Nhắc lại, khi bạn đóng một khoản khống để hoàn trả, bạn muốn giá rẻ hơn. Sau đó, bạn có thể chi tiêu ít hơn để trả khoản vay so với lần đầu tiên bạn nhận khoản vay đó, bỏ túi phần chênh lệch dưới dạng lợi nhuận.
Tóm lại, đây là tổng mức độ sở hữu của bạn trên vị thế ETH-BNB:
Long 0.249 ETH (trị giá 1.5 BNB)
Short 0.5 BNB
Bây giờ, hãy so sánh ví dụ ở trên với một vị thế ETH-BNB mà bạn tự mình ký gửi lượng token có tổng giá trị bằng nhau và bằng 3 BNB mà không sử dụng đòn bẩy (Nghĩa là bạn đã gửi 0.249 ETH và 1.5 BNB):
Long 0.249 ETH (trị giá 1.5 BNB)
Long 1.5 BNB
Lưu ý sự khác biệt các ví dụ trên. Các giá trị vị thế giống nhau, nhưng thay vì Long BNB, bạn lại Short nó bởi vì bạn đã vay một khoản cho một vị thế đòn bẩy.
Vì vậy, nếu trước đây bạn không biết thì giờ bạn đã biết cách bán khống! Hãy tự chúc mừng mình đi, Alpaca trẻ tuổi! Bởi vì bán khống mở ra nhiều khả năng mới để bạn kiếm lời!
Như các bạn đã biết, giá cả tăng và giảm. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể Long, thì bạn chỉ có thể tăng vốn khi giá của chúng tăng lên. Với bán khống, giờ đây bạn có thể đặt cược và kiếm lợi nhuận khi giá giảm!
Vì vậy, như bạn có thể thấy, không giống như với các nền tảng khác, với Alpaca, bạn không bị buộc phải chỉ Long các tài sản farm được. Rốt cuộc, nếu muốn giá BNB giảm trong các ví dụ trên, sao bạn không Short BNB thay vì Long ?
Nghĩ lại thì, bạn đã từng trải nghiệm việc khai thác hoặc cung cấp thanh khoản khi lợi tức của bạn tốt nhưng tài sản cơ bản farm được lại giảm giá trị, khiến bạn cuối cùng lại thua lỗ? Với Alpaca, bạn không còn phải chịu đựng điều đó nữa!
Đây là sức mạnh của việc bán khống, việc có nhiều sự lựa chọn! Và nó cho phép bạn kiếm lời trong mọi điều kiện thị trường! Ví dụ, hãy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường chuyển sang chu kỳ giảm (không sao, thị trường dao động giữa chu kỳ giảm và chu kỳ tăng nên điều này là không thể tránh khỏi, nhưng Alpacas chúng tôi rất lạc quan!). Trong một thị trường giảm, sẽ rất khó để kiếm tiền bằng việc khai thác thanh khoản trên các nền tảng khác vì các tài sản nhận được tiếp tục giảm giá trị. Tuy nhiên, tại Alpaca, điều đó sẽ không xảy ra! Với chúng tôi, bạn sẽ có thể tiếp tục khai thác trong khi bán khống! Đặt cược với thị trường giảm thay vì bị nó đè bẹp! Nói cách khác, bạn sẽ có thể farm bất kể xuân hạ thu đông, bốn mùa chấp hết!
Sẽ thật tuyệt đăc biệt trong giai đọan 2018-2020 nhỉ. 😆
Bạn có thể có một vài nghi ngờ:
Vậy là tôi có thể bán khống. Cũng tuyệt đấy nhưng hiện tại chỉ có lựa chọn cho BNB hoặc ETH thôi ư? Bởi vì đó là những tài sản không được neo giá duy nhất mà tôi có thể vay mượn.
Điều đó chỉ là tạm thời thôi, chúng tôi có kế hoạch tiếp tục bổ sung thêm các pool cho vay khác cho các tài sản gốc: BTCB, ALPACA và nhiều token khác. Bạn sẽ có thể bán khống tất cả những token này! Trong tương lai, khi hệ thống quản trị được triển khai, người dùng cũng có thể bỏ phiếu để bổ sung thêm tài sản.
Một điều thú vị khác mà bạn có thể không nhận ra, đó là việc vay BUSD, là đang bán khống để thu về lợi nhuận từ lạm phát tiền pháp định!
Tại sao nhiều người lạc quan về tiền điện tử? Trên thực tế, có rất nhiều lý do, nhưng ngay cả giữa các tổ chức lớn, họ không phủ nhận lý do đằng sau về việc - họ đang đứng về phía bán khống tiền pháp định?
Nếu họ muốn sử dụng vốn của mình để đầu tư kiếm lợi từ những gì họ tin tưởng. Thì hiện tại không phải họ đang kiếm lời từ việc bán khống tiền pháp định sao? Với Alpaca thì họ có thể làm việc đó một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ừ thì tôi có thể bán khống trên nền tảng của Alpaca đấy, nhưng rồi sao nữa? Bán khống không phải là một khái niệm mới, tôi ở trong ngành này đủ lâu rồi. Tôi có thể sử dụng các sàn giao dịch phái sinh có ký quỹ hoặc vay tiền trên các nền tảng cho vay khác để làm điều đó. Tại sao tôi phải dùng Alpaca?
Wow, bạn có nhiều kinh nghiệm thật đấy! Nhưng hãy tự hỏi bản thân mình, khi sử dụng các nền tảng khác để bán khống, bạn có bị tính phí không?
Nói cách khác, bán khống tại các lựa chọn khác trên thị trường - luôn bắt đầu từ lỗ!
Nếu bạn mở một giao dịch bán khống ký quỹ tại một thị trường phái sinh, bạn sẽ phải trả phí vay mỗi phút giao dịch bán khống của bạn được mở. Không có cách nào tránh được việc đó. Việc bán khống như vậy tốn tiền và không hề rẻ. Bạn chỉ đặt cược rằng giá giảm đủ để bù đắp chi phí đó. Tuy nhiên, trên giao thức của chúng tôi, bạn có thể đặt cược tương tự và thu lợi nhuận! Bởi vì trong khi vị thế bán khống của bạn đang mở, thay vì phải liên tục trả phí vay lãi, bạn đang thu về lợi tức từ việc farm! Có nghĩa là, bán khống với Alpaca - bạn luôn bắt đầu từ mức lãi!
Hãy nghĩ kỹ về điều đó, bởi vì Alpaca Finance là nơi duy nhất cho phép bạn bán khống nhiều tài sản cùng lúc mà vẫn kiếm được lợi tức một cách đơn giản.
Không chỉ trên BSC…
Không chỉ cho DeFi…
Không chỉ trong crypto…
Mà là việc khả thi trong cả thị trường tài chính truyền thống!
(Lưu ý: loại thiết lập giao dịch gần nhất với việc bán khống trong khi kiếm được lợi tức là bạn sẽ mua tài sản spot cơ bản như BTC, sau đó mua một vị thế Short trên BTC cùng với một loại sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai để tạo ra một mức trung lập. Từ đó, bạn sẽ cố gắng thu thập phí funding rate trong vị thế Short nếu hầu hết các nhà giao dịch khác đang Long. Tuy nhiên, thiết lập này yêu cầu các điều kiện thị trường cụ thể, không ổn định vì funding rate có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, có APY rất nhỏ so với farming, và không hề đơn giản để thiết lập)
Tất cả điều này đều có thể thực hiện được tại Alpaca vì vị thế short của chúng tôi có thể kết hợp với hoạt động khai thác thanh khoản bằng đòn bẩy, thu phí thông qua hoạt động như một AMM, không chỉ đảm bảo chi trả cho lãi vay liên quan đến bán khống mà còn tăng thêm lợi tức đáng kể!
Tuy nhiên, đó không phải là giá trị chiến lược duy nhất của Alpaca Finance. Chúng ta có thể phát hiện ra một lợi thế bổ sung bằng cách kiểm tra một loại đối thủ cạnh tranh khác trong DeFi - các giao thức cho vay.
Có một số giao thức cho vay DeFi mà bạn có thể gửi tài sản thế chấp và vay tài sản. Nếu bạn bán những tài sản vay khi nhận được chúng, về cơ bản bạn sẽ bán khống chúng. Tuy nhiên, những điều này cũng thường đi kèm với lãi suất đi vay, và ngay cả khi lãi suất đó là 0%, vẫn có một khoản chi phí lớn khi sử dụng các phương thức cho vay khác để bán khống. Đó là bởi vì tất cả các giao thức cho vay lớn trên thị trường - chỉ cho phép các khoản vay thế chấp quá mức !
Điều đó nghĩa là gì? Chà, nếu bạn gửi lượng crypto trị giá 1 BNB vào các giao thức này, chúng sẽ không bao giờ trả lại cho bạn một tài sản khác trị giá 1 BNB. Nó thường sẽ có giá trị 0.5 BNB. Vì vậy, ngay cả khi lãi suất đi vay của họ là 0% và bạn bán khống 50% giá trị tài sản thế chấp của mình, sau đó sử dụng 50% còn lại để khai thác, phân nửa phần tài sản thế chấp của bạn vẫn đang nằm im lìm và không mang lại lợi nhuận!
Hầu hết, một số giao thức có APY rất thấp, dưới hoặc khoảng 10%, khác xa so với những gì bạn có thể kiếm được khi farm. Trong tài chính, tiền bạn không kiếm được cũng giống như tiền bạn bị mất. Đây là chi phí cơ hội liên quan đến các khoản vay thế chấp quá mức. Thay vì rút ra khoản bán khống cần thế chấp quá mức đó và đợi giá giảm xuống, bạn có thể đã kiếm được gấp đôi số tiền gốc đó, tạo ra gấp đôi lợi tức. Đây là một mất mát lớn. Vậy với Alpaca thì sao?
Nền tảng của chúng tôi không những không buộc bạn phải vay thế chấp cao quá mức mà còn cung cấp cho bạn các khoản vay thế chấp thấp! Thay vì chỉ cung cấp cho bạn 50% tài sản thế chấp của bạn như các lựa chọn khác, một số cặp của chúng tôi cung cấp đòn bẩy gấp 6 lần, có nghĩa là bạn có thể farm với 600% giá trị tài sản thế chấp của mình!
Kết quả là số tiền bán khống của bạn sẽ lớn hơn và tiền gốc của bạn để farm sẽ lớn gấp 12 lần so với giao thức cho vay chỉ cho bạn 50%! Bạn sẽ kiếm được gấp 12 lần lợi nhuận!
Tóm lại, trong tất cả lĩnh vực tài chính, Alpaca Finance là nền tảng duy nhất giúp bạn dễ dàng kiếm lợi nhuận theo một trong hai hướng giao dịch (bán khống).
Ngoài ra, chúng tôi là một trong số ít các nơi cung cấp các khoản cho vay thế chấp dưới mức, chứ chưa nói đến mức đòn bẩy lớn như vậy.
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của Alpaca Finance? chúng tôi sẽ để bạn đưa ra kết luận. 😎
Chúng tôi, những Alpaca cao cấp, hy vọng bài học này hữu ích. Tuy nhiên, chúng tôi biết một số bạn có thể không quan tâm đến việc bán khống, hoặc có thể thấy nó quá phức tạp. Chà, trong bài học tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách bạn vẫn có thể khai thác với đòn bẩy cao trong khi vô hiệu hóa việc bán khống của mình, cũng như dạy bạn về khái niệm chung để trung hòa mức độ mạo hiểm của tài sản - được gọi là Hedging.
Chúng tôi sẽ cho bạn biết hedging mạnh mẽ như thế nào, cho phép bạn mở các vị thế khai thác mà bạn hoàn toàn tránh ảnh hưởng từ Long hoặc Short, vì vậy bạn có thể yên tâm khai thác mà không phải lo lắng về giá tài sản tăng hoặc giảm. Và đoán xem? Cũng giống như bán khống với lợi nhuận - Alpaca cũng là nơi duy nhất mà bạn có thể farm trong khi hedging!
Đúng vậy, chúng tôi rất tự hào về trang trại này của chúng tôi. Vì vậy, đối với các bạn trẻ Alpaca mới gia nhập đàn, chúng tôi biết điều đó có thể hơi đáng sợ lúc đầu, nhưng hãy gắn bó với chúng tôi, và bạn sẽ nhanh chóng mạnh mẽ hơn một con llama.
(Lưu ý, do tài sản được sử dụng để khai thác trên AMM bên trong token LP, việc cân bằng lại tài sản sẽ xảy ra, có nghĩa là việc bán khống - short và bảo hiểm rủi ro - hedging trên Alpaca không giống như trong các giao thức khác; Cụ thể, mức độ mạo hiểm của tài sản là động, thay đổi nhẹ với biến động giá khi các AMM điều chỉnh số dư tài sản tương đối với nhau. Đây là điều mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết tiếp theo.)